Những Nhà Soạn Nhạc Cổ Điển Có Ảnh Hưởng Nhất Mọi Thời Đại

Thế giới luôn sản sinh ra những thiên tài vĩ đại ở mỗi thời đại, và âm nhạc là một lĩnh vực thể hiện rõ nhất điều đó. Dưới đây là một số nhà soạn nhạc tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền nhạc cổ điển thế giới.

1. Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Có thể coi Beethoven là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

media

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh Hùng Ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định Mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng Quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm Vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các bản Sonata Bi Tráng (Pathétique), Ánh Trăng (Moonlight)…

2. Johannes Brahms

Johannes Brahms là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc người Đức. Các sáng tác của Brahms bao hàm cả những chất liệu truyền thống lẫn những chất liệu mới đầy sáng tạo. Âm nhạc của Brahms có cấu trúc và kỹ thuật vững chắc với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn. Brahms sáng tác cho Piano, nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, nhạc kịch và hợp xướng. Các tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm: String Sextet in B-flat Major, Piano Concerto No 1 in D Minor, Một bản nhạc cầu hồn Đức, Vũ khúc Hungary…

JohannesBrahms

3. Francesco Cavalli

Francesco Cavalli là một trong những nhà soạn nhạc Opera  có ảnh hưởng nhất ở thế kỉ 17. Những tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm:  Didone (1641), Egisto (1646), Erismena and L’Ormindo.

4. Fryderyk Franciszek Chopin

Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của 2 bản Polonaise cung Sol thứ và Si giáng trưởng. Những tác phẩm có tầm cỡ đầu tiên của Chopin bao gồm: Sonata cung Đô thứ, , bản Rondo Ala Krakowiak op. 14 và Bản tam tấu cung Sol thứ, opus 8 cho piano, violin và cello…

Fryderyk Franciszek Chopin

5. Christoph Willibald Gluck

Christoph Willibald Gluck là một nhà soạn nhạc Opera người Đức với một loạt các tác phẩm nổi tiếng trong thập niên 1760, trong đó có Orfeo ed Euridice và Alceste.

6. Franz Joseph Haydn

Franz Joseph Haydn là một nhà soạn nhạc người Áo và là một trong những nhà soạn nhạc xuất chúng của nền âm nhạc cổ điển. Ông còn được gọi là “người cha của giao hưởng” và “cha đẻ của tứ tấu dây”. Ông cũng có nhiều đóng góp cho thể loại tam tấu Piano và hình thức Sonata.

Joseph-Haydn

7. Gustav Mahler

Gustav Mahler là một nhà soạn nhạc và là một nhạc trưởng người Áo. Mahler được biết đến như một chỉ huy dàn nhạc Opera có tiếng và được thừa nhận là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất cuối thời kỳ lãng mạn. Mahler sáng tác chủ yếu nhạc giao hưởng và các bài hát Opera, tuy nhiên phong cách của ông còn có một chút pha trộn với các dòng Lied và thơ thính phòng.

8. Wolfgang Amadeus Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc Piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và Opera. Các tác phẩm của ông như: Laudate Dominum, Piano concerto no.15, chương 3, Minuet từ Divertimento…  đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc sau này.

mozart_175977

9. Richard Wagner

Richard Wagner không chỉ biết đến với tư cách là một nhà soạn nhạc với 13 vở opera nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc đối với âm nhạc hiện đại mà còn là một nhân vật lớn của văn hóa và lịch sử Đức thế kỷ 19 và 20. Wilhelm Richard Wagner là nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, đạo diễn kịch và nhà lý luận âm nhạc người Đức nổi tiếng bởi các tác phẩm Nhạc kịch. Không như nhiều soạn gia lớn khác, ông tự viết lời lẫn phân cảnh cho các tác phẩm của mình. Ông là người tiên phong dùng những kĩ thuật rất khó trong âm nhạc như chất nửa cung nghiêm ngặt, chuyển đổi âm vực rất nhanh và do đó đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại châu Âu.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Der fliegende Hollander, Tannhãuser, Lohengrin…

 

 

 

Nội dung liên quan

 

Gửi phản hồi