Cách Nhận Biết Tiềm Năng Âm Nhạc Của Bé

20283763256_6855946b7d_k

Thông thường, trẻ em ở tuổi từ 2 – 6 tuổi đều rất yêu thích âm nhạc. Ngay khi bé nghe được một giai điệu, các ngón chân bé sẽ bắt đầu nhún nhảy, thân thể bắt đầu lắc lư. Nghiên cứu đã cho thấy rằng các bé ở độ tuổi này thường không theo được nhịp nhạc cũng như không thể hát đúng tất cả các nốt, tuy nhiên, trẻ có năng khiếu âm nhạc sẽ dễ dàng làm được những việc này. Với tiềm năng âm nhạc thiên bẩm của mình, bé còn có thể sáng tạo ra những giai điệu mới lạ với đôi đũa ăn cơm hay với cái nồi của mẹ. Ít ai biết rằng, những hành động tưởng chừng như nghịch ngợm này có thể chính là bệ phóng giúp bé phát triển hết những năng khiếu âm nhạc của mình trong tương lai.

Sau đây là những gợi ý mà phụ huynh có thể áp dụng để tìm hiểu và khai thác khả năng âm nhạc của con mình.

Bước 1:

Hãy quan sát con bạn khi bé đang di chuyển. Theo một báo cáo trong “Digest of Gifted Research”, xuất bản bởi Chương Trình Đánh Thức Tài Năng của Đại Học Duke, trẻ có năng khiếu âm nhạc thường di chuyển theo một nhịp điệu nhất định. Bé sẽ nhún nhảy, lắc lư theo giai điệu mà mình nghe được. Trong trường hợp bạn chơi nhạc chung với con, trẻ có năng khiếu sẽ cảm thấy thích thú trong việc đánh trống hoặc lắc lục lạc theo nhịp của bài hát. Theo KidsHealth, trẻ em thỉnh thoảng đã có thể nghe và bắt được âm điệu khi bước vào độ tuổi lên 3. Nhưng trẻ có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh thường bộc lộ khả năng này sớm hơn.

Bước 2:

Hãy lắng nghe xem bé nói về những âm thanh bé nghe được. Trẻ em có khiếu về âm nhạc thường cảm thụ âm thanh nhanh nhạy hơn so với những các bạn đồng trang lứa. Bé có thể kể về chiếc xe hơi đang nổ máy, về dòng nước chảy rúc rích, về âm thanh được phát ra từ nhà hàng xóm, hay thậm chí là về những bài hát bạn mở cho bé nghe ở nhà.

17062796391_0f37d2f18c_k

Bước 3:

Hãy chơi nhạc cho con nghe để kiểm tra xem năng khiếu của con là gì. Bạn cũng có thể biểu diễn một bài hát, cố tình đánh lạc nhịp hay hát sai nốt. Trẻ có khiếu về âm nhạc sẽ dễ dàng nhận ra chỗ nào bị sai và cần chỉnh sửa. Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ hát lại đoạn nhạc bé vừa nghe được. Nếu con bạn thực sự có tài năng, bé sẽ dễ dàng lập lại hay thậm chí là bắt chước theo âm thanh của một loại nhạc cụ gì đó.

Bước 4:

Khuyến khích bé chơi nhạc cụ. Ví dụ, bạn hãy minh họa cách chơi đàn Piano, sau đó cho bé thời gian suy nghĩ và thử chơi lại giai điệu mà bé vừa nghe được. Bé có thể làm bạn bất ngờ với trí nhớ cũng như óc sáng tạo của mình.

Bước 5:

Hỏi ý kiến của chuyên gia để cùng đánh giá khả năng cảm thụ âm nhạc của con. Bạn có thể tìm hỏi giáo viên nhạc ở trường bé đang học, hoặc xin tư vấn từ thầy cô ở một trường dạy nhạc nào đó. Nếu con bạn thực sự có tài năng thiên phú về âm nhạc, đừng chần chừ đầu tư cho bé học tại các trường nhạc có uy tín và chất lượng.

Tác giả: Shara JJ Cooper

 

Nội dung liên quan

 

Gửi phản hồi