Âm nhạc làm giàu trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ, âm nhạc có tác động sâu sắc đến việc học tập và phát triển trong nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, âm nhạc có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt về mặt trí tuệ cảm xúc ở trẻ. Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích ba mẹ nên để trẻ trải nghiệm âm nhạc càng sớm càng tốt. Vậy những tác dụng cụ thể của âm nhạc đối với trẻ là gì?
Khi trẻ em khám phá âm nhạc thông qua chơi, chúng khám phá về bản thân và thế giới xung quanh, phát triển vốn từ vựng và các kỹ năng đọc, kỹ năng toán học, đồng thời củng cố các kỹ năng xã hội trong trí tuệ âm nhạc và thông minh nội tâm ủa chúng. Tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ cũng giúp khả năng chơi đàn và cảm thụ âm nhạc của trẻ được nâng cao.
Theo Carnegie Hall, âm nhạc không chỉ giúp tăng cường khả năng phối hợp tay và mắt, rèn luyện các kỹ năng vận động các nhóm cơ lớn và nhỏ, v.v. Hơn thế nữa, còn giúp trẻ trí tưởng tưởng và khám phá cảm xúc của mình, nhờ đó trẻ sẽ có được trí tuệ cảm xúc và thông minh nội tâm.
Phát triển khả năng điều khiển các nhóm cơ
Tạo ra âm nhạc, đặc biệt bằng cách gõ hoặc vỗ tay và chuyển động, có thể giúp tăng cường các kỹ năng vận động tinh và thô! Các bài hát đơn giản kết hợp với chơi có thể giúp tăng cường khả năng phối hợp giữa não và cơ thể. Tất cả các hoạt động này giúp xây dựng các kết nối quan trọng trong não trong thời gian phát triển thiết yếu của trẻ nhỏ.
Thông minh nội tâm – Âm nhạc tạo các mối nối cảm xúc
Mối quan hệ thân thiết của trẻ và âm nhạc có tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ. Âm nhạc có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển mối quan hệ thân thiết này và giúp trẻ thông minh trí tuệ cảm xúc hơn. Ví dụ, đối với âm nhạc, việc hát ru cho em bé nghe là một cách tuyệt vời để gắn kết tình cảm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh sẽ bình tĩnh lắng nghe một bài hát ru trong thời gian dài gấp đôi so với lời nói của trẻ nhỏ hoặc lời nói của người lớn! Khi người chăm sóc tạo ra âm nhạc bằng cách hát ru, thay đổi cao độ, giai điệu và lời bài hát việc này giúp xoa dịu và thư giãn cho em bé, lúc đó trẻ cũng sẽ cảm thấy an toàn và được chăm sóc.
Tạo độ mở trong giao tiếp và trí tưởng tượng
Bập bẹ tập nói và nghe các âm thanh giúp trẻ sơ sinh phát triển các hệ thần kinh cần thiết để nghe và nói. Ba mẹ có biết trẻ sơ sinh nghe ngôn ngữ hướng dẫn có xu hướng bập bẹ nhiều hơn và có khả năng từ vựng lớn hơn khi mới chập chững biết đi?
Đúng vậy, âm nhạc giúp cho trí tuệ cảm xúc của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ em có thể bắt chước các bài hát và âm thanh mà chúng nghe được một cách dễ dàng và nhanh chóng như một cách để hiểu và cảm nhận thế giới xung quanh.
Tạo cảm giác quen thuộc
Âm nhạc có khả năng thúc đẩy kết nối cộng đồng và mang lại cảm giác quen thuộc. Trong ngôi nhà của mình, trí tuệ cảm xúc được biểu hiện qua việc trẻ em cảm thấy được kết nối với gia đình và mọi người khi chúng nghe giọng, bài hát và câu chuyện quen thuộc đây . Ở Mỹ, cứ bốn trẻ thì có một trẻ có ba hoặc mẹ là người nhập cư. Bởi vì điều này, trường mầm non có xu hướng thống nhất gia đình và giáo dục với nhau bằng việc sử dụng âm nhạc để tạo ra sự thống nhất này. Trong giai đoạn mầm non, trẻ nhỏ được học và trải nghiệm về các khái niệm “người quen” và “người lạ”. Khi giáo viên kết hợp âm nhạc và âm thanh đa dạng văn hóa, trẻ em có thể sớm trải nghiệm một thế giới hòa nhập và kết nối và trở nên thông minh cảm xúc hơn.
Âm nhạc mang đến tư duy tích cực!
Nhạc sống (live music) rất thú vị đối với người lớn chúng ta, nhưng còn thú vị hơn đối với trẻ nhỏ! Nhạc sống tạo ra trí tuệ cảm xúc cho người trải nghiệm với niềm hạnh phúc và sự phấn khích mà nhạc sống đem lại. Theo Carnegie Hall, âm nhạc thậm chí có thể bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật. Nấu những món ăn quen thuộc, kỷ niệm các ngày lễ, biểu diễn âm nhạc và điệu múa yêu thích là những cách để trẻ khám phá khả năng cười và đùa, trải nghiệm những cảm xúc tích cực như thích thú, vui vẻ và trìu mến.
Rõ ràng âm nhạc có rất nhiều tác động tích cực đến không chỉ cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà còn đối với sự phát triển của trẻ thơ! Từ những bài hát ru, những bài đồng dao và hơn thế nữa, âm nhạc có thể giúp xây dựng mối liên hệ mật thiết với con bạn và vun đắp trí tuệ cảm xúc cũng như thông minh nội tâm cho trẻ. Nâng cao kỹ năng vận động thô sơ và tác động đến hạnh phúc chung của các con. Cũng giống như ngôn ngữ, âm nhạc là cách trẻ chia sẻ và biểu đạt, sáng tạo để ở bên nhau. Nếu được áp dụng để chăm sóc trẻ như một phương pháp khoa học, âm nhạc hay trí tuệ âm nhạc hay thông minh nội tâm có thể là một động lực mạnh mẽ trong đời sống của trẻ nhỏ với gia đình.
Dạy cảm thụ âm nhạc theo phương pháp Nền Tảng Vàng tại Neokid
Là một môn nghệ thuật đang bắt đầu được quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, nhiều chương trình quốc tế như: Kindermusik, Gymboree, Yamaha JMC, Harmony Road,.. đã xuất hiện. Rất tự hào là nhóm tác giả Việt Nam đầu tiên cho ra mắt bộ sách Nền Tảng Vàng và Phương pháp giảng dạy Cảm thụ âm nhạc “made in Vietnam”, chương trình sẽ tạo được một khởi đầu vàng, một nền tảng vàng âm nhạc cho trẻ em Việt Nam. Chương trình được viết nên bởi 3 tác giả: thầy Phạm Kỳ Anh (Hiệu trưởng Trường Âm Nhạc và Nghệ Thuật Neokid), thầy Nguyễn Minh Tiến (Giám đốc Nền Tảng Vàng), thầy Phạm Kim Long (Giám đốc chuyên môn).
Tại Neokid, trẻ ở độ tuổi từ 3,5 đến dưới 6 tuổi sẽ được học lớp Nền Tảng Vàng. Chương trình dạy trẻ 8 kỹ năng, giúp trẻ có một nền tảng vững chắc để bắt đầu các lớp nhạc cụ, phát triển khả năng cảm thụ, nhạc cảm và yêu thương.
Dịch và chỉnh lý: Cô Nguyễn Thị Phương Như – Giáo Viên Neokid
Nguồn: Learning through Play Parenting Ways to Play