6 bí quyết mở khóa tài năng của trẻ
Daniel Coyle, tác giả của cuốn sách “Mật mã tài năng của trẻ” cho rằng phụ huynh sẽ mang đến cho trẻ nhiều cơ hội hơn nếu hiểu được một điều quan trọng: Tài năng không phải được sinh ra, mà được nuôi dưỡng.
Tác giả dành 2 năm theo dõi 9 nơi đào tạo những thiên tài vĩ đại nhất thế giới, nơi đào tạo ra các nhân vật tầm cỡ trong các lĩnh vực từ thể thao, toán học, nghệ thuật đến âm nhạc. Và ông phát hiện ra yếu tố tài năng không được cài đặt sẵn trong ADN của trẻ, Colle cho rằng đó là kết quả của sự kết hợp 3 đặc tính riêng biệt và mạnh mẽ: phương pháp luyện tập có mục tiêu, phương pháp truyền lửa, và quá trình huấn luyện cụ thể.
Cách trẻ luyện tập, cách trẻ đối mặt với thất bại, các mà trẻ được khen ngợi hay khiển trách, tất cả đều đóng vai trò quan trọng để hình thành một tài năng vĩ đại. “ Đương nhiên, không phải tất cả mọi người lớn lên đều trở thành Michelangelo hoặc Michael Jordan” Coyle nói, nhưng để ba mẹ hiểu rằng thiên tài không phải là sự ngẫu nhiên mà chính là kết quả của nhiều phương pháp huấn luyện, giúp ba mẹ tìm được phương pháp học phù hợp cho trẻ của mình.
Coyle nhận ra rằng tất cả các nơi đào tạo tài năng trên thế giới đều có những phương pháp giống nhau đến kinh ngạc. Dưới đây là 6 bí quyết giúp ba mẹ có thể mở khóa tài năng cho trẻ cùng âm nhạc.
Quan sát từng bước tiến nhỏ, mãnh mẽ trong giai đoạn khởi đầu. Không dễ dàng để yêu cầu trẻ luyện tập chuyên sâu vì quá trình này đòi hỏi đam mê, động lực, sự kiên trì và cảm xúc hay còn gọi là tình yêu cho âm nhạc. Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi nói đến động lực, bộ não chúng ta đều được kích thích tương đương nhau. Khi trẻ nhận biết mình có mục tiêu, bộ kích hoạt từ trung ương thần kinh sẽ hoạt động và giải phóng nguồn năng lượng vốn đã ngủ yên, từ đó trẻ được tiếp thêm nhiều động lực. Coyle chỉ ra rằng một nghiên cứu được thực hiện với một nhóm ca sĩ trẻ mà họ đã biết trước họ sẽ trở thành ca sĩ khi trưởng thành sẽ học nhanh gấp 400 phần trăm so với những đứa trẻ không biết. “Gen không tạo nên sự thành công của trẻ, mà sự thành công khởi nguồn từ những ý tưởng nhỏ và trẻ tự nhủ rằng: mình nhất định phải như thế” Coyle nói
Hiểu rằng quá trình luyện tập của mỗi người là khác nhau. Khoa học khám phá ra rằng cách giúp trẻ gia tăng những kỹ năng âm nhạc là khi chúng luyện tập bằng chính khả năng của mình, mắc lỗi và sữa chửa đều đặn – đây còn gọi là trạng thái luyện tập sâu. Mắc lỗi trong lúc thực hành là cơ hội để để trẻ hệ thống lại bài học một cách mạch lạc hơn, tại sao mình mắc lỗi này, cần làm gì để khắc phục nó, trong quá trình từ lúc bắt đầu mình đã có lỗ hổng nào chăng? Phát hiện ra những vấn đề này trẻ sẽ nỗ lực hơn. Những trẻ có thể nhìn thấy bài học từ những lỗi sai thì sẽ có cơ hội thành công hơn những trẻ cho rằng mình đang thụt lùi với những điều này.
Hiểu rằng việc thực hành chậm rãi sẽ mang lại hiệu quả. Kĩ thuật này phổ biến đối với hầu hết các lò đào tạo nhân tài từ quần vợt đến piano đến toán học. Nguyên nhân là khi trẻ luyện tập từ từ, trẻ có thể hiểu và sửa nhiều lỗi hơn – tự trao dồi để xây dựng kĩ năng thuần thục hơn. Tại một trường âm nhạc cổ điển ở Meadowmount, nơi Yo Yo Ma và Itzhak Perlman là cựu sinh viên thì đã có luật lệ là họ phải chơi đủ chậm để người qua đường không thể nhận ra bài hát. “ Không phải là bạn thực hiện nhanh như thế nào. Mà là bạn làm chậm nhưng làm đúng”, một huấn luyện viên ở đây chia sẻ.
Khen ngợi sự nỗ lực, chứ không phải khả năng tự nhiên. Khi ba mẹ và giáo viên ta khen ngợi sự thông minh của trẻ nghĩa là chúng ta đang mặc định đây là điều hiển nhiên và thế là trẻ không cần phải cố gắng nữa bằng việc lựa chọn những thử thách khó hơn. Nhưng nếu ta khen ngợi sự nỗ lực của trẻ, trẻ sẽ trở nên khôn ngoan hơn để chấp nhận rủi ro, sai lầm và học hỏi từ những lỗi sai đó, giúp trẻ hiểu được bản chất của việc học nhạc chính là nghiên cứu kỹ, thực hành thật sâu.
Khuyến khích bắt chước. Sao chép là một lối đi tắt để trao dồi kỹ năng. Tưởng tượng trẻ có thể hoàn thiện một kỹ năng mới thông qua việc quan sát và thực hành theo mà không cần giáo viên hướng dẫn, cảm giác đó giúp trẻ thêm tự tin rằng mình có tố chất để làm tốt hơn nếu như được giáo viên hướng dẫn.
Giúp trẻ nhìn nhận rõ hơn về bản thân. Để phát triển tình yêu với âm nhạc, động cơ ấy phải đến từ bên trong cơ thể trẻ, chứ không phải từ giáo viên hay ba mẹ, nếu có chăng thì ba mẹ và giáo viên chỉ tạo ra mọi trường để nuôi dưỡng tinh thần ấy. Nhà tâm lý học Stanford Carol Dweck chia sẻ lơi khuyên dành cho các bậc cha mẹ muốn con trưởng thành với âm nhạc: 1) nên chú ý đến những sở thích âm nhạc của trẻ 2) khen ngợi sự nỗ lực của trẻ. Hay nói cách khác, quan sát khi trẻ yêu âm nhạc và tạo điều kiện để trẻ nhân rộng tình yêu ấy.
Theo Coyle, khi giáo viên bắt đầu suy nghĩ về việc đào tạo tài năng như một là một quá trình – khi bạn nhìn thấy điểm mạnh của các phương pháp đào tạo nhất định và điều chỉnh cách giảng dạy khi quan sát sự tham gia của trẻ, và giúp trẻ tìm kiếm niềm đam mê bên trong, bạn có thể thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ bằng âm nhạc. Giống như hầu hết các thay đổi lớn, quá trình này được thể hiện qua những hành động nhỏ.
Cuối cùng, dạy trẻ hiểu được tài năng là quá trình chứ không phải tự nhiên được sinh ra sẽ cho phép trẻ nhìn vào sự thất bại một cách hoàn toàn mới. Thất bại không phải là một bản án, nó mở ra con đường mới. Và những sai lầm không có gì đáng xấu hổ, đó là nền tảng cho bước đường thành công. Nếu không có sự thất bại, vĩ đại là điều không thể xảy ra.
Ba mẹ đã sẵn sàng mở khóa tài năng của trẻ bằng việc thực hành những thói quen nhỏ như trên chưa, cùng Neokid đào tạo ra thật nhiều tài năng âm nhạc và nghệ thuật hạnh phúc nhé. Thông tin chi tiết, phụ huynh xem tại Khởi Đầu Mới Cùng Neokid
Link: http://www.pbs.org/parents/education/music-arts/6-secrets-to-unlocking-your-childs-talent/