Âm Nhạc Trong Phương Pháp Montessori

Giáo dục âm nhạc qua lăng kính MONTESSORI

Mọi đứa trẻ đều có tiềm năng âm nhạc

Nhận thức về phương pháp giáo dục Montessori thường có nhiều quan niệm sai. Nhiều định kiến ​​cho rằng các lớp Montessori quá tự do và không có hệ thống, nơi những đứa trẻ vô kỷ luật chạy nhảy và làm bất cứ điều gì chúng muốn mà không cần nghĩ đến việc học.

Mô tả này không đúng! Khi lần đầu tiên bước vào một trung tâm Montessori địa phương với tư cách là chuyên gia âm nhạc, tôi đã được đưa vào một trường học không giống bất kỳ nơi nào mà tôi đã từng làm quen trước đây. Tôi đã gặp những học sinh rất kỷ luật và cư xử rất tốt. Các chương trình giảng dạy được cá nhân hóa đều được tổ chức bài bản nhằm thúc đẩy quyền tự do học tập và trao quyền, trách nhiệm cho từng cá nhân đối với việc học. Trong phương pháp Montessori, Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong triết lý giáo dục của Maria Montessori.

Lăng Kính Triết Lí MONTESSORI

Bác sĩ Maria Montessori (1870-1952) là nữ bác sĩ đầu tiên của Ý. Khi còn là một thực tập sinh trẻ tuổi làm việc với những trẻ có nhu cầu đặc biệt, bà bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu các hành vi học tập của trẻ em. Sự quan tâm này dẫn đến việc ra đời “Casa dei bambini” (“Ngôi nhà cho trẻ thơ”) dành cho trẻ em cần hỗ trợ đặc biệt, từ 3-7 tuổi, ở Rome vào năm 1907. Từ Ngôi nhà thiếu nhi này, các nguyên lý, chủ đề và thuật ngữ độc đáo của phương pháp Montessori đã được phát triển.

Giáo dục Âm nhạc qua Lăng kính Montessori

Theo Montessori, mọi trẻ em đều có tiềm năng âm nhạc và tất cả trẻ em đều có thể học và thể hiện bản thân bằng âm nhạc. Các hoạt động âm nhạc được tôn trọng ở mức độ tương tự như bất kỳ hình thức học tập nào khác. Các giáo viên luôn ủng hộ và khuyến khích những nỗ lực âm nhạc của trẻ. Trẻ em học bằng âm nhạc, học về âm nhạc, và học trong âm nhạc. Âm nhạc được đưa vào chương trình học Montessori trong môi trường lớp học hàng ngày cũng như thông qua các lớp học âm nhạc và các bài học riêng.

Các lớp học âm nhạc, do một chuyên gia âm nhạc giảng dạy, diễn ra trong môi trường nhóm dành cho nhiều lứa tuổi trong khi các bài học riêng về piano và các nhạc cụ khác được cung cấp cho trẻ em bắt đầu từ cấp hai. Thời gian luyện tập cho những bài học này là một phần trong lịch trình hàng ngày của trẻ.

Chương trình giảng dạy âm nhạc lấy cảm hứng từ các phương pháp sư phạm của Orff, Kodály và Dalcroze với trọng tâm là hiểu biết về âm nhạc, ca hát, chuyển động, nghe và chơi các nhạc cụ. Việc rèn luyện tai được phát triển ngay từ khi còn nhỏ thông qua việc khám phá âm thanh với chuông Montessori.

Montessori Bells

(Ảnh_Bộ chuông Montessori_Nguồn: MKU Training Institute)

Quá trình học âm nhạc theo triết lí Montessori

Giới thiệu thông qua quan sát: Giáo viên làm mẫu tác phẩm âm nhạc (tức là giới thiệu hoạt động hoặc khái niệm) trong khi học sinh quan sát. “Im lặng” trong môi trường âm nhạc, nơi âm thanh giữ vị trí trung tâm. Hiểu một các khác, việc giới thiệu được thực hiện mà không có lời nói đầu, giải thích hoặc thảo luận cho phép trẻ quan sát và hình thành ý tưởng của riêng chúng về cách có thể hoàn thành công việc một cách thành công. Mô hình này có thể được lặp lại khi cần thiết.

Củng cố: Làm thường xuyên và lặp lại công việc nhiều lần nếu trẻ cần để đạt được thành công hoặc thỏa mong muốn được hưởng thụ.

Hiệu suất: “Chia sẻ” công việc cho giáo viên, bạn cùng lớp hoặc gia đình, trong môi trường không chính thức hoặc trang trọng.

Các trung tâm suy nghĩ lại thông qua lăng kính Montessori

“Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi đứa trẻ và không được thu nhận bằng cách nghe lời nói mà bằng những trải nghiệm trong môi trường.” (Montessori, M., 1963. Giáo dục cho một thế giới mới. Kalakshetra)

Những trải nghiệm này trong môi trường âm nhạc giống như các trung tâm học tập được tìm thấy trong nhiều lớp học. Trong bối cảnh Montessori, các trung tâm tương tác này – được gọi là “công trình” – được thiết kế để học sinh có thể trải nghiệm chúng theo cá nhân thay vì theo nhóm nhỏ và chúng chủ yếu là thực hành, không dựa trên trang tính.

Để thực hiện được điều này, cần một số điều sau:

. Tăng cường một môi trường học tập hợp tác, có tổ chức

. Chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn và tự kiểm tra cho mỗi công việc

. Giới thiệu tác phẩm cho nhóm sau đó cho phép trẻ làm việc độc lập

. Thành công trong việc có một lớp trẻ em làm việc riêng phụ thuộc vào từng điều này.

Sẽ hữu ích khi xem xét những điều sau khi tạo tác phẩm:

Nhiệm vụ: Trẻ phải làm gì?

Vật liệu: Cần những gì để hoàn thành công việc này?

Tự Kiểm tra: Trẻ sẽ kiểm tra công việc của mình như thế nào?

Đánh giá: Làm thế nào để đứa trẻ chứng tỏ sự thành thạo với giáo viên?

HAND-OUT Hoạt động âm nhạc Montessori: https://nafme.org/wp-content/uploads/2017/04/HANDOUT-Music-Education-through-a-Montessori-Lens-Rethinking-Music-Centers.pdf 

 

Tác giả: Sarah Burns_thành viên NAfME: National Association for Music Education)

Nguồn: https://nafme.org/music-education-montessori-lens-every-child-musical-potential/

Dịch: Thầy Phạm Kỳ Anh – HeadMaster of Neokid

 

Nội dung liên quan

 

Gửi phản hồi