Âm Nhạc – Công Cụ Giúp Bé Học tập Hiệu Quả Hơn
Mọi người đều được sinh ra với một dòng chảy âm nhạc trong người. Đến khi trưởng thành, bạn sẽ dần dần nhận ra rằng âm nhạc hiện hiện và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, âm nhạc cũng mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích trong học tập, điều trị bệnh và các vấn đề về cảm xúc.
Vậy tại sao âm nhạc lại rất quan trọng với việc học tập của bé?
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều người khuyết tật trí não có phản ứng mãnh liệt với âm nhạc. Sử dụng âm nhạc trong các trò chơi, các bài hát vần điệu có thể giúp trẻ tiếp nhận kiến thức trong các bài học dễ dàng hơn. Mở nhạc cổ điển và cho trẻ học Piano còn giúp trẻ luyện tập bộ não và trở thành chất xúc tác để trẻ tìm hiểu và xử lí thông tin.
Âm nhạc làm cho quá trình học tập của bé thuận lợi hơn bởi âm nhạc giúp tăng cường thính giác, kích thích thị giác và khiến máu lưu thông lên não. Đây là những vùng quan trọng liên quan đến giao tiếp, ngôn ngữ, đọc hiểu, logic và tổ chức dữ liệu. Nghiên cứu khoa học cho thấy: những trẻ có các hoạt động liên quan đến âm nhạc thường có kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng đọc, làm toán tốt hơn; tập trung hơn và làm tốt hơn các bài kiểm tra chuẩn hóa.
# 1: Âm nhạc cổ điển giúp bé học tốt hơn: lắng nghe nhạc cổ điển sẽ giúp thay đổi cách não xử lý thông tin và giúp chúng ta giữ lại những thông tin cốt lõi. Khi chúng ta lắng nghe âm nhạc cổ điển, tần số điện từ của não thay đổi và khiến khả năng học tập, trí nhớ và lưu giữ thông tin hiệu quả hơn.
Gợi ý: Hãy thử bật bản nhạc “Water Music” của Handel hoặc bản “Brandenburg’s Concerto” của Bach làm nhạc nền khi con bạn đang học. Nó sẽ giúp bé hiểu dễ dàng hơn và duy trì trí tập trung trong thời gian dài hơn.
# 2: Hoạt động theo nhạc giúp tổ chức và củng cố năng lượng cho não: Nếu con bạn khó tập trung, có vẻ mệt mỏi hoặc cần tăng năng lượng, hãy khuyến khích bé hoạt động theo nhạc bằng cách đi xung quanh nhà hoặc nhịp chân theo điệu nhạc. Hoạt động theo nhạc giúp bộ não tỉnh táo lại, tổ chức lại và hoạt động với công suất cao hơn.
Gợi ý: Kết hợp hoạt động âm nhạc vào thói quen hàng ngày của gia đình bạn.
# 3: Ngân nga theo giai điệu, ca hát và học tập: Âm nhạc được xây dựng dựa trên giai điệu, cách hòa âm và nhịp điệu. Trong đó nhịp điệu là yếu tố quan trọng nhất của âm nhạc. Nhịp điệu là thứ khiến chúng ta nhận diện tác phẩm âm nhạc và thúc đẩy mọi người lắc lư theo điệu nhạc. Hát hay đọc thơ để ghi nhớ các sự kiện toán học với nhịp điệu lặp đi lặp lại giúp trẻ ghi nhớ bài học dễ hơn rất nhiều.
#4: Âm nhạc với việc tập đọc: Đọc sách cho con mỗi ngày là một trong những điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho tuổi thơ của bé. Và khi đọc sách, việc kết hợp với âm nhạc không chỉ làm cho cuốn sách trở nên sống động hơn mà còn là một cách sáng tạo để kích thích kỹ năng tư duy phê phán của các bé.
#5: Lợi ích của việc học nhạc: Đương nhiên, việc cho con bạn chơi một nhạc cụ hoặc học hát là rất quan trọng. Các nhà khoa học đã thấy rằng vì âm nhạc liên quan đến não bộ ở mọi cấp độ, những hoạt động sau đây sẽ xảy ra:
- Những người học một nhạc cụ hoặc học hát có bộ não lớn hơn 5% hơn so với người không học nhạc.
- Bộ não các nhạc sỹ phân tích tốt hơn với các phép tính và các bài đọc, đồng thời có những kỹ năng ngôn ngữ phức tạp hơn người thường.
- Học chơi một nhạc cụ là rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của não bộ.
- Những người có học nhạc có sự phối hợp tốt hơn, tập trung và kỹ năng bộ nhớ tốt hơn những người khác.