NeoKid » lớp học piano https://neokid.vn Happy Music Family Wed, 01 Feb 2023 06:30:29 +0000 vi hourly 1 http://wordpress.org/?v=4.1.4 6 bước để chơi piano nhạc nhẹ https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/6-buoc-de-choi-piano-nhac-nhe/ https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/6-buoc-de-choi-piano-nhac-nhe/#comments Sat, 19 Mar 2022 05:07:26 +0000 https://neokid.vn/?p=4769 Nhạc nhẹ (Popular music) hay còn thường được gọi là Âm nhạc Đại chúng là một trường phái âm nhạc có khả năng cuốn hút rất lớn và nó được truyền tải đến khán giả thông qua ngành Công nghiệp Âm nhạc.   Những bản nhạc, ca khúc của Nhạc nhẹ thường được viết với […]

The post 6 bước để chơi piano nhạc nhẹ appeared first on NeoKid.


6 bước để chơi piano nhạc nhẹ was first posted on Tháng Ba 19, 2022 at 5:07 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
Nhạc nhẹ (Popular music) hay còn thường được gọi là Âm nhạc Đại chúng là một trường phái âm nhạc có khả năng cuốn hút rất lớn và nó được truyền tải đến khán giả thông qua ngành Công nghiệp Âm nhạc.

 

Những bản nhạc, ca khúc của Nhạc nhẹ thường được viết với những giai điệu dễ hát, cấu trúc của chúng đa số được viết ở hình thức đoạn đơn. Thông thường một bản nhạc nhẹ có thể bao gồm phần lời (Verse) và điệp khúc (Chorus) được nhắc lại nhiều lần trong bản nhạc, cùng với các đoạn cầu nối (Bridge) nhằm tạo sự liên kết xuyên suốt cho cả bài.

 

Để chơi được các bản piano nhạc nhẹ, dù là đệm hát (Comping) hay đàn solo (Piano cover), các bạn sẽ cần trải qua 6 bước chính. Hôm nay, thầy Long sẽ giúp bạn tổng kết lại 6 bước chính của quá trình này nhé!

 

Bước 1: Lắng nghe.

Đầu tiên, bạn cần phải lắng nghe bản nhạc thật nhiều lần. Bạn có thể nghe bản gốc, hoặc có thể nghe một bản nhạc đã được cover lại bởi những nghệ sĩ khác. Hãy lắng nghe thật kỹ và ghi nhớ cấu trúc của bài piano nhạc nhẹ gồm có những phần nào và được sắp xếp theo thứ tự như thế nào. Hãy cố gắng ghi nhớ phần giai điệu của bản nhạc và tìm ra những chi tiết độc đáo, “đắt giá” của bản nhạc để có thể tái hiện lại trong phần trình bày của mình.

 

Bước 2: Sắp xếp lại cấu trúc (Song Structure).

Sau khi đã lắng nghe và nắm rõ các phần của bản piano nhạc nhẹ mà bạn muốn chơi, hãy sắp xếp lại cấu trúc của bản nhạc theo ý thích của mình. Bạn hoàn toàn có thể chơi theo cấu trúc của bản nhạc mà bạn đã nghe, hoặc bạn có thể thêm hoặc bớt những phần mà bạn thích vào trong phần trình bày của mình.
Chẳng hạn, bản nhạc của bạn có cấu trúc như sau:

Intro → Verse → Chorus → Verse → Chorus → Bridge → Chorus → Chorus →  Outro.

Bạn có thể rút ngắn lại thành cấu trúc sau:

Intro → Verse → Chorus → Bridge → Chorus → Outro.

 

Bước 3: Chọn giọng (Tone).

Ở bước này, bạn cần phải có một chút kiến thức nhạc lý để có thể thực hiện được.

 

Nếu bạn muốn chơi đệm hát bản pinao nhạc nhẹ của mình, hãy chọn giọng sao cho ca sĩ có thể hát được hay nhất. Vì nếu bạn chọn một giọng dễ chơi đệm nhưng lại không phù hợp với âm khu của ca sĩ thì bản nhạc của bạn chắc chắn sẽ không thể hay được.

 

Nếu bạn muốn cover lại bản nhạc, bạn có thể lựa chọn giọng theo ý thích và theo khả năng chơi piano của mình. Chẳng hạn nếu như giọng gốc của bản nhạc là G major, nhưng bạn có khả năng chơi đàn tốt thì hoàn toàn có thể dịch sang các giọng như Eb major hoặc A major để nghe hay hơn. Hoặc nếu bản nhạc được viết ở giọng F minor nhưng bạn không thể chơi ở giọng này vì quá nhiều dấu hóa, bạn có thể dịch sang giọng D minor hoặc E minor để có thể chơi được bản piano nhạc nhẹ trôi chảy hơn.

 

Bước 4: Tìm diễn tiến hợp âm (Chord Progression).

Sau khi đã chọn được giọng và có cấu trúc các đoạn trong bản nhạc, bạn hãy tìm hợp âm theo giọng mà mình chơi và viết ra theo cấu trúc mà mình muốn. Một bản piano nhạc nhẹ có thể có rất nhiều phiên bản hợp âm khác nhau, vì vậy việc tìm ra và thử nghiệm xem phiên bản hợp âm nào hay cũng sẽ phải mất một khoảng thời gian kha khá đấy. Hoặc nếu bạn có đủ khả năng, bạn có thể tự đặt hợp âm theo ý thích của mình, như vậy bạn sẽ có một bản đệm hát hoặc cover hoàn toàn không hề “đụng hàng” với bất cứ ai khác.

 

Phần này tuy khó, nhưng hãy làm một cách kỹ lưỡng, vì một phiên bản hợp âm hay hoàn toàn có khả năng giúp cho phần thể hiện của bạn “lột xác” một cách bất ngờ đó!

 

Bước 5: Chọn thể loại nhạc.

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi bạn chơi piano nhạc nhẹ, đó chính là bạn có thể tùy biến tác phẩm theo ý thích của mình. Giả sử bản nhạc mà bạn đang chơi được viết ở thể loại Ballad nhẹ nhàng và chậm rãi, nhưng nếu bạn muốn thêm sắc màu trẻ trung và năng động hơn cho tác phẩm, bạn có thể chuyển tác phẩm sang R&B hoặc Rock tùy theo sở thích của cá nhân mình. Hãy thử tập đệm qua một đoạn hợp âm của bài theo nhiều phong cách khác nhau để chọn ra được phong cách riêng biệt và đúng ý của mình nhé.

 

Bước 6: Tập, tập nữa, tập mãi!

Sau khi đã chuẩn bị các bước ở trên, tới đây bạn đã có thể bắt đầu tập luyện bản piano nhạc nhẹ mà mình thích rồi đấy. Dù bạn muốn đệm hát hay cover, thầy Long khuyên bạn hãy bắt đầu bằng việc đệm qua diễn tiến hợp âm của bài theo giọng, cấu trúc và phong cách mà mình đã chọn trước tiên. Sau khi đã có được cảm giác đúng theo ý mình, hãy bắt đầu thêm các phần mà mình thích vào để phần đệm của bạn thêm phong phú, hoặc thêm giai điệu (melody) bằng tay phải và rút gọn phần đệm của mình lại để có một bản cover thật tuyệt vời và “có 1 không 2” của chính mình nhé.

 

Vậy là với 6 bước này, bạn đã có thể có một bản đệm hát hoặc piano cover của tác phẩm mà mình yêu thích rồi. NeoPop chúc bạn thành công với trên con đường học piano nhạc nhẹ của mình nhé!

 

#NeoPop #Neokid #DemDan #DemHat #NhacNhe #Piano #Cover #PianoCover #Comping #PianoSolo

Tác giả: Thầy Phạm Kim Long – Quản Lý Chuyên Môn Neokid & NeoPop

The post 6 bước để chơi piano nhạc nhẹ appeared first on NeoKid.


6 bước để chơi piano nhạc nhẹ was first posted on Tháng Ba 19, 2022 at 5:07 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/6-buoc-de-choi-piano-nhac-nhe/feed/ 0
Học Piano trẻ em như thế nào? https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/hoc-piano-tre-em-nhu-the-nao/ https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/hoc-piano-tre-em-nhu-the-nao/#comments Thu, 15 Jul 2021 14:29:20 +0000 https://neokid.vn/?p=4664 Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy âm nhạc, Piano luôn là một môn trọng yếu, Neokid đã gầy dựng được một tên tuổi uy tín bằng chính nỗ lực và kết quả làm việc của mình. Buổi online talkshow của Trường âm nhạc Neokid “HỌC PIANO TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?” sẽ […]

The post Học Piano trẻ em như thế nào? appeared first on NeoKid.


Học Piano trẻ em như thế nào? was first posted on Tháng Bảy 15, 2021 at 2:29 chiều.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy âm nhạc, Piano luôn là một môn trọng yếu, Neokid đã gầy dựng được một tên tuổi uy tín bằng chính nỗ lực và kết quả làm việc của mình. Buổi online talkshow của Trường âm nhạc Neokid “HỌC PIANO TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?” sẽ giải đáp được rất nhiều những thắc mắc thường gặp của quý khán giả về việc học Piano trẻ em và người lớn, tập luyện Piano, mua đàn Piano và rất nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề.
Thông qua phần trả lời của 3 diễn giả với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc dạy – học Piano trẻ em  và dạy Piano người lớn đến từ trường âm nhạc và nghệ thuật Neokid:
– Thầy Phạm Kỳ Anh – Head Master.
– Thầy Nguyễn Minh Tiến – Quản lý chuyên môn.
– Thầy Phạm Kim Long – Quản lý chyên môn.
Buổi talkshow sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc học Piano trẻ em và học Piano người lớn, như:

Phần 1: Hỏi đáp nhanh 10 câu hỏi

  1. Nên bắt đầu học Piano trẻ em từ mấy tuổi?
  2. Học Piano trẻ em là phải có năng khiếu?
  3. Học Piano bao lâu thì xong?
  4. Mua Piano cơ hay đàn điện?
  5. Nên học Piano trẻ em mấy buổi một tuần?
  6. Mỗi ngày nên dành thời gian bao lâu để tập đàn?
  7. Có nên ép con tập đàn Piano không?
  8. Tự học đàn hay học với giáo viên?
  9. Có nên dự thi các chứng chỉ quốc tế?
  10. Vì sao thầy thích chơi đàn Piano?

Phần 2: Trả lời chi tiết nhiều vấn đề về việc học Piano cho trẻ em và học Piano người lớn

  1. Giáo trình học piano trẻ em? Giáo trình học Pianongười lớn?
  2. Học piano bao lâu thì xong?
  3. Học Piano trẻ em bao lâu thì đánh được 1 bài đầu tiên? 
  4. Học Piano đến khi biết đọc bản nhạc chơi giải trí rồi nghỉ thì có được không?
  5. Tại sao có nhiều người lên mạng khoe mới tập 1 bản nhạc Piano trong 2 ngày, 1 tuần đã chơi được? 
  6. Mua đàn Piano cơ hay đàn Piano điện? 
  7. Nên mua đàn Piano cơ hiệu nào?
  8. Nên mua đàn Piano điện nào?
  9. Học đàn piano có khác học đàn keyboard điện tử không?
  10. Tại sao học piano lâu mà không có khả năng cảm âm? 
  11. Tại sao tập luyện đàn Piano rất nhiều giờ mỗi ngày mà không hiệu quả, không tiến bộ? 
  12. Nên học piano mấy buổi 1 tuần?
  13. Người lớn tuổi học piano có khó khăn và lợi thế gì? 
  14. Học piano trẻ em nên bắt đầu từ mấy tuổi?
  15. Học Piano trẻ em có thể học online không? 
  16. Lợi ích của hình thức học piano online là gì?
  17. Học piano online có hạn chế gì? 
  18. Học phí piano bao nhiêu 1 buổi? 
  19. Mỗi ngày nên dành bao nhiêu thời gian để tập đàn? 
  20. Nên học piano theo hình thức lớp chung hay lớp 1 kèm 1?
  21. Có nên rủ rê bạn bè hội nhóm đi học piano không?
  22. Không có nhu cầu học bài bản, học theo bài mình thích được không? 
  23. Học theo các piano tutorial trên youtube có ưu điểm, nhược điểm gì? 
  24. Nên học với giáo viên hay tự học?
  25. Làm sao để trẻ con thích học đàn? 
  26. Nghe nhạc gì để hỗ trợ cho việc học đàn trẻ em và người lớn? 
  27. Làm sao để biết mình có năng khiếu theo học piano hay không? 
  28. Học Piano Pop có dễ dàng hơn học Piano cổ điển không?
  29. Tại sao cảm giác rất khó ngồi tập trung tập đàn Piano?
  30. Vì sao đàn Piano trở thành nhạc cụ được dùng phổ biến nhất để học âm nhạc?

(*) Tất cả những nội dụng bài viết, bài dịch, hình ảnh, video đều thuộc quyền sở hữu của Neokid. Vui lòng xin phép chúng tôi tại mục Liên Hệ và dẫ n trích nguồn, link rõ ràng nếu bạn sử dụng. 

The post Học Piano trẻ em như thế nào? appeared first on NeoKid.


Học Piano trẻ em như thế nào? was first posted on Tháng Bảy 15, 2021 at 2:29 chiều.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/hoc-piano-tre-em-nhu-the-nao/feed/ 0
Bé học khi nào biết đàn? https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/be-hoc-khi-nao-biet-dan/ https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/be-hoc-khi-nao-biet-dan/#comments Fri, 01 Jun 2018 10:50:48 +0000 http://neokid.vn/?p=3356 “Bé học khi nào biết đàn?”, “Con tôi học bao lâu biết đàn”, “Sao bé mình học đã 3 tháng rồi vẫn chưa đàn được bài “Fur Elise”/chưa đàn được bài dài”, … Có lẽ các đồng nghiệp cũng theo nghiệp giáo dục âm nhạc sẽ đồng ý với tôi: Đây là câu hỏi tôi […]

The post Bé học khi nào biết đàn? appeared first on NeoKid.


Bé học khi nào biết đàn? was first posted on Tháng Sáu 1, 2018 at 10:50 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
“Bé học khi nào biết đàn?”, “Con tôi học bao lâu biết đàn”, “Sao bé mình học đã 3 tháng rồi vẫn chưa đàn được bài “Fur Elise”/chưa đàn được bài dài”, …

Có lẽ các đồng nghiệp cũng theo nghiệp giáo dục âm nhạc sẽ đồng ý với tôi: Đây là câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất trong quá trình giảng dạy 15 năm nay?

Neokid Evan le Than dong Piano

Thời gian đầu tiên, nó làm tôi khá bối rối để đưa ra một câu trả lời xác đáng. Thời gian nữa, tôi thấy hơi khó chịu khi nhận được câu hỏi dạng này. Nhưng tôi dần hiểu, âm nhạc là một môn vừa ngoại khóa vừa quá mới mẻ với phụ huynh và học sinh để có thể mường tượng được sẽ đi với nó bao lâu, sẽ đầu tư cho nó bao nhiêu công sức, tiền bạc và thời gian, như thế nào gọi là đạt yêu cầu do mình đặt ra,… Từ đó, câu trả lời chung nhất của tôi mà tôi thấy tạm hài lòng:

“Sau khoảng thời gian … bé sẽ có thể làm được…  và có thể tham gia các hoạt động… Nhanh hay chậm còn tùy vào mức độ tiếp thu và tập luyện của mỗi bé. Vì vậy nếu ba mẹ muốn bé học nhanh, cần cho con lịch tập thật đều đặn và tăng dần đều theo thời gian. Thời gian trung bình cho một cấp độ tại Neokid là khoảng 6 tháng, nhưng có bé học nhanh thì chỉ 2-3 tháng. Thầy cô sẽ dạy theo sức học của các con nên gia đình và bé cố gắng nỗ lực thì bé sẽ tiến rất nhanh. Trung bình với Piano thì khoảng 3 năm các con có thể đàn được kha khá các tác phẩm tương đối có độ dài.”

Học sinh Neokid biểu diễn đàn PianoCó những em học sinh tại Neokid chỉ học 4 năm nhảy lên cấp độ Advanced (cao nhất tại Neokid) và đạt Grade 8 ABRSM như em Riley Oliveiro, nhưng có em thì lại phải 6-8 năm hay thậm chí hơn, điều này tùy thuộc rất nhiều vào 3 nhân tố chính:

1. Năng khiếu, sự rèn luyện của bản thân

2. Sự hướng dẫn và nhiệt tâm của người giáo viên và nhà trường

3. Sự đồng hành, hỗ trợ của ba mẹ, gia đình

Tôi có thể khẳng định cả 3 nhân tố đều thiết yếu và không thể tách rời và có mối quan hệ tương hỗ để tạo ra được một đứa trẻ có thể phát triển hết tiềm năng và tài năng bản thân. Bản thân trải nghiệm cùng rất nhiều phương pháp giáo dục âm nhạc quốc tế như Yamaha, Kindermusik, Carl Orff, Kawai, Harmony Road,… Tất cả có điểm chung đều nhấn mạnh tầm quan trọng và tính chất  bắt buộc phải có phụ huynh tham gia tích cực đặc biệt khi trẻ ở độ tuổi < 8t – khi trẻ chưa có ý thức tự chủ và cũng là giai đoạn quan trọng nhất hình thành những thói quen cũng như nhân cách đầu đời. Cha mẹ không nên nói trẻ lười khi việc tập luyện của trẻ tại nhà là do cha mẹ rèn luyện cho con một thói quen tốt và tập lập thời khóa biểu. Giáo viên sẽ có thể tham vấn cho ba mẹ một lộ trình về giờ tập hợp lý và tăng dần thế nào để trẻ không nản (tôi sẽ viết chi tiết hơn trong bài viết về Thời gian và cách thức tập luyện âm nhạc hiệu quả).

Bản thân trẻ khi có nề nếp tập luyện và được ghi nhận, tán thưởng sẽ luôn có động lực bản thân để cố gắng và chăm chỉ hơn sau từng ngày. Mối quan hệ giữa 3 phía cần chặt chẽ để trẻ nhận được kết quả mỹ mãn sau quá trình học âm nhạc của mình. Rất nhiều cha mẹ thắc mắc rằng mình không hiểu gì để có thể hướng dẫn và theo dõi con ở nhà, đó có phải là lúc ba mẹ nên tham vấn giáo viên phụ trách nhiều hơn hoặc thậm chí học một khóa ngắn hạn để hiểu được thực tế các con mình cần gì thì sẽ phát triển tốt nhất? Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận vai trò của người thầy đối với trẻ, lựa chọn một người thầy âm nhạc cho con rất quan trọng vì người đó có thể sẽ đi theo con 5 năm, 10 năm hay thậm chí hơn. Đó sẽ là một người có tầm ảnh hưởng đến nhân cách và nhân sinh quan, chứ không phải chỉ là kỹ năng chơi nhạc. Vì vậy, việc phối hợp cùng thầy cô rất quan trọng để ba mẹ và thầy cô – nhà trường hiểu nhau và cùng tạo ra lực đẩy cho trẻ tiến lên.

Neokid music education trường nhạc Neokid trẻ em 4 tuổi trở lên

Mục tiêu quan trọng nhất của quá trình giáo dục âm nhạc nên là một Nền Tảng Vững Chắc và Sự Yêu Thích của trẻ. Hãy đừng vội thúc hối Giáo viên phải gò ép trẻ đàn những tác phẩm mà ba mẹ biết như “Fur Elise”, “Sonate Ánh Trăng” hay “Marriage D’amour” – điều này cũng độc hại như việc chúng ta và con trẻ sẽ ăn loại quả sớm có được do sự bón thúc và thuốc tăng trưởng và tác hại này sẽ theo con trẻ mãi về sau. Ba mẹ có thể liên hệ một bài viết chi tiết hơn về quan điểm này “7 bước cơ bản nhập môn học đàn Piano cho trẻ.

Tại Neokid, tôi cũng có những dịp nói chuyện với các anh chị phụ huynh và nghe họ chia sẻ về quan điểm dạy con và định hướng cho con trẻ. Có ba mẹ thì tập trung cho con vào một môn và đạt kết quả rất mỹ mãn với quá trình học tập của trẻ như: Lê Uyên Nhi (cô bé sắp trở thành Giáo viên của Neokid sau hơn 12 năm gắn bó), Riley Anh Oliveiro (12t), Nguyễn Võ Liên Châu (12t), Đinh Trương Bảo Trân (13t) – Cả 4 em đều đang ở cấp độ Grade 8 ABRSM và còn đang dấn thân vào những môn học khác như Drum, Vocal,… Hay đơn cử 2 anh em sinh đôi Nam Khánh và Huy Khánh, ba mẹ có ý nghĩ cho con trải nghiệm tất tần tật bộ môn ngoại khóa từ thể thao đến nghệ thuật đến kỹ năng sống mà mọi người hay gọi đùa là 2 anh em toàn tài. Chỉ riêng mảng âm nhạc, ba mẹ cho các con học hầu hết các môn tại Neokid như: Organ, Piano, Drum, Guitar, Vocal, cả luyện thi ABRSM Theory và Practical. Các em học nhiều không phải vì trở thành dân chuyên nghiệp hay nghệ sỹ nổi tiếng gì mà vì ba mẹ muốn các con được nhiều trải nghiệm và cánh cửa lựa chọn được rộng mở. Lịch trình kín mít, dày đặc nhưng bọn trẻ vẫn khỏe mạnh, hoạt bát và học giỏi đến lạ thường(?!!) Xin phép chia sẻ trang facebook của phụ huynh 2 bé để quý phụ huynh quan tâm có thể theo dõi và bàn luận cho các con mình – Facebook “hot dad” anh Đức Võ – Ba của 2 anh cặp sinh đôi ngộ nghĩnh “cừ khôi” tại Neokid

Học sinh Neokid trường nhạc học nhạc Nam Khánh Huy Khánh

Căn phòng đầy ắp “âm nhạc”của 2 anh em Khánh nào Piano, Organ, Trống, Guitar,…

Tựu chung lại, những đứa trẻ thành công luôn cần có ba mẹ – gia đình và thầy cô – nhà trường sát cánh, đồng hành để dạy các con cách tư duy, sắp xếp và khích lệ, chỉ dẫn. Từ đó, khi trẻ đã đủ nền tảng và sự tự tin, con sẽ chắp cánh bay vào bầu trời mơ ước của mình. Nếu ba mẹ cho rằng mình quá bận và phó mặc hết cho trẻ và nhà trường, thế “chân vạc” sẽ mất hẳn và chỉ còn là sự chông chênh. Vì vậy bằng mọi cách, ba mẹ nên hiểu những gì cho con học và luôn là người hợp lực cùng thầy cô để tạo bệ phóng tốt nhất cho con. Khi đã có nền tảng tốt và niềm yêu thích, thì dù có bao nhiêu loại nhạc cụ hay môn học, trẻ sẽ có thể thực hiện được không quá khó khăn – và điều này chỉ có thể được tạo ra bởi mối quan hệ khắng khít này.

Học sinh Neokid Riley Oliveiro Piano ABRSM Grade 8

Khái niệm “biết đàn” rất mơ hồ vì mỗi phụ huynh cũng như học viên sẽ có một mục tiêu và mục đích khác nhau khi học. Nhưng chung nhất, tôi muốn khẳng định một điều không bao giờ có con đường tắt chỉ vài buổi, vài tháng người học có thể đạt tới được cảnh giới “lấp lánh” như rất nhiều mẫu quảng cáo giăng khắp nơi. Một người đi theo chuyên nghiệp, họ tốn khoảng 4-9 năm cho Trung Cấp, 4 năm cho Đại học, 2-3 năm cho Thạc Sỹ và cả một đời để rèn luyện và học tập. Do đó, sẽ không bao giờ có một khóa học 3 tháng con thành tài hay dạng 8 buổi cơ bản – 8 buổi nâng cao như “phép màu” từ các chương trình online và cũng không phải trung tâm âm nhạc nào cũng đủ trình độ Luyện thi Nhạc viện hay các chứng chỉ âm nhạc Quốc tế,… Ba mẹ hãy mong muốn các con được vui thích và yêu âm nhạc, yêu trường – yêu thầy cô, hãy mong muốn các con có nền tảng vững chắc (dù chỉ là môn giải trí, ngoại khóa), hãy mong muốn các con được nuôi dưỡng theo một phương pháp và môi trường đúng đắn để con phát triển được tiềm năng cũng như những kỹ năng xã hội. Vì vậy, lời khuyên là phụ huynh, gia đình nên quan tâm hỏi giáo viên, nhà trường hoặc những phụ huynh có con học xuất sắc lâu năm để tham vấn thêm về những kinh nghiệm và lựa chọn con đường phù hợp nhất khi cho con đeo đuổi con đường âm nhạc nghệ thuật. Dù biết bận trăm công ngàn việc với quá nhiều cuộc chạy đua hàng ngày, nhưng ba mẹ hãy mong 3-5 năm sau ngồi lắng nghe con mình tấu những khúc nhạc du dương mà mình thích, mà con thích để cả nhà cũng hưởng được niềm vui trọn vẹn từ âm nhạc.

——————————————————–

Hiểu được thời đại đang có quá nhiều thay đổi, hàng ngày trên mặt báo biết bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt, khóc không nên lời với nhiều tin hot giựt tít về nền giáo dục với quá nhiều luồng tư tưởng cũ mới, Tây Ta pha trộn,… Tôi biết tiếng nói mình còn rất nhỏ nhoi, nhưng cũng vẫn là một người đã yêu nghề tha thiết và được nghề yêu thương chọn bao nhiêu đó năm. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng viết và giải thích đến khi bản thân thấy tất cả những người xung quanh: đồng nghiệp, cộng sự, nhân viên, phụ huynh học sinh,… đồng cảm và hiểu lý tưởng và triết lý tôi và các đồng sự  đã và đang theo đuổi và lao động không mệt mỏi.

Ky Anh Pham (KAP) – Head Master

Neokid – Music & Arts School

Neokid Head Master Phạm Kỳ Anh Giáo viên Neokid

The post Bé học khi nào biết đàn? appeared first on NeoKid.


Bé học khi nào biết đàn? was first posted on Tháng Sáu 1, 2018 at 10:50 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/tin-tuc/be-hoc-khi-nao-biet-dan/feed/ 0
Cho Bé Học Đàn Piano – Nên Bắt Đầu Từ Đâu? https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/cho-be-hoc-dan-piano-nen-bat-dau-tu-dau/ https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/cho-be-hoc-dan-piano-nen-bat-dau-tu-dau/#comments Mon, 25 May 2015 06:17:42 +0000 http://neokid.vn/?p=1799 Khi cho bé học đàn piano, cả bạn và bé đều đang trải nghiệm một kinh nghiệm hoàn toàn mới. Những chỉ dẫn sau đây có thể giúp làm giảm sự bỡ ngỡ ban đầu này.

The post Cho Bé Học Đàn Piano – Nên Bắt Đầu Từ Đâu? appeared first on NeoKid.


Cho Bé Học Đàn Piano – Nên Bắt Đầu Từ Đâu? was first posted on Tháng Năm 25, 2015 at 6:17 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
Giống như thể thao và hội họa, ngày nay âm nhạc là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn con mình phát triển toàn diện. Và trong các môn âm nhạc, piano được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn hơn cả bởi nhiều lí do: giúp bé tập trung hơn, tăng khả năng phối hợp cơ thể, kích thích tư duy….  Các phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, khi cho bé học đàn piano, cả bạn và bé đều đang trải nghiệm một kinh nghiệm hoàn toàn mới. Và những chỉ dẫn sau đây có thể cung cấp thêm thông tin và khiến sự bỡ ngỡ ban đầu này được giảm đi phần nào.

1. Cân nhắc xem độ tuổi phù hợp cho bé học đàn piano

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ học nhạc càng sớm thì càng tốt cho sự phát triển của bé. Đây là một kiến thức vừa đúng vừa sai. Việc tiếp xúc sớm với âm nhạc quả thực sẽ giúp bé cảm nhận âm nhạc tốt hơn nhưng cần có phương pháp phù hợp với sự phát triển của bé. Nếu bạn muốn bé học đàn Piano từ khi trẻ mới ba tuổi thông thường sẽ tạo nhiều trở ngại cho bản thân bé cũng như giáo viên dạy nhạc và hình thành tâm lý tiêu cực của bé với âm nhạc và đàn vì độ tuổi này sự phát triển về thể chất cũng như độ tập trung chưa thể đáp ứng được yêu cầu học nhạc cụ.

cho be hoc dan piano

Trẻ chưa đủ 5 tuổi thường chưa thuộc hết bảng chữ cái. Trong khi một trong những điều kiện tiên quyết để học đàn Piano là trẻ phải nhận diện được hết bảng chữ cái âm nhạc (từ A đến G). Hơn nữa, nếu tay trẻ còn quá nhỏ sẽ không thể với được các quãng rộng. Chính vì vậy, nếu con bạn còn nhỏ nhưng bạn vẫn muốn cho bé học nhạc, sẽ tốt hơn nếu thử những lớp nhạc căn bản, nền tảng trước.

2. Lựa chọn đàn piano phù hợp cho bé

Việc có một cây đàn tốt cũng tương tự như việc xây móng cho một căn nhà vậy. Những cây đàn tốt sẽ phát ra những âm thanh có độ tinh tế khác nhau, dựa vào đó, trẻ có thể học cách cảm và thẩm âm chính xác nhất.

lua chon dan piano cho tre em phu hop

Hiện nay, đàn Piano cho trẻ em có rất nhiều loại. Nếu bạn muốn mua một cây đàn tốt, hãy thử tham khảo ý kiến trực tiếp thầy/cô dạy piano cho bé hoặc những người có kiến thức và am hiểu.

3. Bắt đầu cho bé làm quen với âm nhạc tại nhà theo lịch trình

Trẻ em thường rất nhanh nản, trong khi những bài học Piano lại cần sự tập trung và kiên nhẫn cao độ. Tiếp xúc sớm với âm nhạc không những giúp bé cảm nhận tốt hơn mà còn trao cho bé tình yêu âm nhạc – nhân tố quyết định giúp bé giữ được lòng kiên trì khi học Piano.

Hãy cùng bé hát theo các bài nhạc yêu thích, khuyến khích bé dậm chân hoặc nhảy theo điệu nhạc, và chia sẻ cho bé tình yêu âm nhạc của bạn. Và phụ huynh nên chú trọng tập cho trẻ có một giờ riêng nhất định mỗi ngày cho việc thưởng thức âm nhạc, tập luyện đàn hay biểu diễn trước cả nhà. Tất cả sẽ rất hữu ích giúp chuyến du hành cùng âm nhạc của trẻ và cả nhà thật vui tươi và ý nghĩa!

4. Chọn nơi cho bé học đàn piano thực sự chất lượng

Hiện nay, có rất nhiều nơi nhận dạy đàn Piano cho trẻ em, cả tư nhân lẫn các đơn vị trường nhạc. Bạn cần lựa chọn điểm học Piano phù hợp nhất với bé. Trẻ càng nhỏ thì càng nghịch ngợm và khó tập trung, vậy nên hãy cố gắng cho bé học với các thầy cô có phương pháp dạy đàn piano sinh động, thân thiện nhưng vẫn đủ kiến thức chuyên môn và sư phạm để thu hút cũng như truyền thụ kiến thức cho trẻ.

day dan piano cho tre em

Bạn có thể tham khảo các diễn đàn cha mẹ để xem đánh giá về nơi dạy đàn bạn định cho bé theo học. Một cách khác nữa là truy cập thẳng vào website hoặc fanpage facebook của trường nhạc đó và kiểm tra phản hồi của các phụ huynh!

Chúc các bạn thành công!

The post Cho Bé Học Đàn Piano – Nên Bắt Đầu Từ Đâu? appeared first on NeoKid.


Cho Bé Học Đàn Piano – Nên Bắt Đầu Từ Đâu? was first posted on Tháng Năm 25, 2015 at 6:17 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/cho-be-hoc-dan-piano-nen-bat-dau-tu-dau/feed/ 28
Những Điều Cha Mẹ Nên Làm Trước Khi Bắt Đầu Cho Bé Học Piano https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/kien-thuc-am-nhac/nhung-dieu-cha-me-nen-lam-truoc-khi-bat-dau-cho-be-hoc-piano/ https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/kien-thuc-am-nhac/nhung-dieu-cha-me-nen-lam-truoc-khi-bat-dau-cho-be-hoc-piano/#comments Mon, 04 May 2015 10:08:41 +0000 http://neokid.vn/?p=855 Đây là danh sách những điều cha mẹ cần chuẩn bị, những vật dụng cần mua, những điều cần học trước khi con bạn bắt đầu học Piano. 1. Mua một cây đàn Piano Quá trình học Piano của bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có một cây Piano tại nhà để […]

The post Những Điều Cha Mẹ Nên Làm Trước Khi Bắt Đầu Cho Bé Học Piano appeared first on NeoKid.


Những Điều Cha Mẹ Nên Làm Trước Khi Bắt Đầu Cho Bé Học Piano was first posted on Tháng Năm 4, 2015 at 10:08 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
Đây là danh sách những điều cha mẹ cần chuẩn bị, những vật dụng cần mua, những điều cần học trước khi con bạn bắt đầu học Piano.
nhung-dieu-can-lam-truoc-khi-cho-tre-hoc-piano (1)

Có rất nhiều điều cha mẹ cần làm trước khi cho bé học Piano

1. Mua một cây đàn Piano

Quá trình học Piano của bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có một cây Piano tại nhà để thực hành. Vì vậy, hãy coi việc mua đàn là ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn cho bé đi học Piano. Lý tưởng nhất là bạn hãy mua một cây Piano cơ (Piano cổ điển) có chất lượng âm thanh tốt. Đây là loại đàn tốt nhất cho khả năng cảm âm của bé. Nhưng Piano điện cũng là lực chọn hợp lí cho các gia đình sống trong không gian hẹp hoặc sống trong một căn nhà nhỏ.

2. Đặt cây Piano ở vị trí trung tâm của căn nhà và cách xa TV

Hai nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ mất tập trung khi tập Piano là vị trí cây Piano ở một góc ít người lui tới dễ khiến bé chán, một nguyên do khác là bởi cây Piano nằm quá gần TV khiến bé không thể tập trung được. Giấu cây đàn của con ở góc khuất của căn nhà, nghĩa là bạn đang cố nói với bé rằng đó là một cây đàn vô dụng hay một thứ bình thường, không để ý cũng không sao. Và việc để đàn quá gần TV cũng có thể khiến âm thanh xung đột với nhau và khiến mọi người không thoải mái.

3. Hãy điều chỉnh cây đàn Piano cơ của bạn thường xuyên

Vấn đề này sẽ tốn một khoản chi phí kha khá, và bạn cũng phải dành thời gian ở nhà khi người chỉnh đàn đến nữa. Nhưng hãy nhớ rằng sự hòa hợp về âm điệu sẽ khiến con bạn thích chơi Piano hơn, và bạn sẽ được tận hưởng thứ âm thanh đó thường xuyên khi bé tập luyện. Không có gì là vô ích cả!

4. Sở hữu một cây đàn Piano trong nhà trong nhiều tháng, thậm chí trong nhiều năm – trước khi con bạn bắt đầu học nhạc

Điều này sẽ giúp bé phát triển ý thức về nhạc cụ. Bé sẽ nghĩ rằng Piano là một phần cuộc sống của mình và khám phá kĩ lưỡng cây đàn trước khi thực sự bắt đầu học.

5. Khuyến khích bé chơi với cây Piano trước khi bắt đầu bài học

Cây đàn Piano sẽ không hư hỏng khi trẻ chơi với nó, thay vào đó, con bạn sẽ trở nên quen thuộc với cách bố trí phím, cách các phím tạo ra âm thanh cũng như các hiệu ứng khác. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian trong những tuần đầu tiên của bài học., và quan trọng hơn, con bạn sẽ phát triển sự tự tin để thử những điều mới mẻ ngay trong những buổi học đầu tiên.

6. Mua một chiếc ghế có thể điều chỉnh chiều cao

Ngồi đúng chiều cao là một phần quan trọng khiến việc chơi Piano trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Ngồi không đúng độ cao có thể cản trở việc chơi đàn của nghệ sĩ.

7. Chú ý xem con bạn đã khám phá được gì mới ở cây Piano, và (khi đến thời điểm thuận lợi), nói chuyện về những khám phá này với bé

Con bạn có chơi cùng một bài nhạc với lần tập trước không? Hay bé tiếp tục tập bài nhạc cũ theo cách mới? Tay bé có thể trải dài tới quãng mấy?

nhung-dieu-can-lam-truoc-khi-cho-tre-hoc-piano (2)

Cùng bé khám phá cây Piano

Nhận thấy những thay đổi của bé là một cơ sở quan trọng để trò chuyện với trẻ về việc học nhạc. Nếu bạn không chắc rằng mình biết về các thuật ngữ trong âm nhạc, hãy nói về cảm giác khi nghe âm thanh của Piano, nó gợi lại cho bạn cái gì, hỏi bé về những ý tưởng bé có cũng như những dự định, suy nghĩ của bé. Một vài nghệ sĩ Piano thì chơi rất nhẹ nhàng thanh thoát, một số khác chơi rất táo bạo, và một số khác lại ẩn chứa nhiều cảm xúc. Trò chuyện với bé thường xuyên về những điều này sẽ giúp trẻ định hình phong cách và có những điều chỉnh phù hợp.

8. Đảm bảo rằng con bạn phân biệt được bên phải và bên trái

Đây là một vấn đề lớn với những người chơi Piano. Con bạn cần phải phân biệt chính xác phải – trái chứ không thể tìm tay phải rồi nhận định phía ngược lại là bên trái. Phân biệt phải trái sẽ giúp trẻ phát triển bản năng thể chất vô cùng có lợi khi học các kĩ năng mới trên bàn phím. Bạn có thể rèn luyện kĩ năng này bằng các trò chơi như yêu cầu trẻ nhảy sang phải hoặc sang trái, giơ tay khi qua đường hay luyện tập vỗ tay tại nhà.

9. Đảm bảo con bạn biết đọc và nhận diện bảng chữ cái. Ít nhất là từ A đến G và có thể đọc ngược lại

Nếu bé ý thức được rằng bảng chữ cái âm nhạc đi từ A B C D E F G A B C D E F G A B… bé sẽ tiết kiệm ít nhất một nửa thời gian cho bài học. Và nếu con bạn có thể thuộc thứ tự ngược lại trong dãy này, bé sẽ có lợi thế rất lớn khi học nhạc.

The post Những Điều Cha Mẹ Nên Làm Trước Khi Bắt Đầu Cho Bé Học Piano appeared first on NeoKid.


Những Điều Cha Mẹ Nên Làm Trước Khi Bắt Đầu Cho Bé Học Piano was first posted on Tháng Năm 4, 2015 at 10:08 sáng.
©2015 "NeoKid". Use of this feed is for personal non-commercial use only. If you are not reading this article in your feed reader, then the site is guilty of copyright infringement. Please contact me at neokid.tech@gmail.com
]]>
https://neokid.vn/bai-viet-tin-tuc/kien-thuc-am-nhac/nhung-dieu-cha-me-nen-lam-truoc-khi-bat-dau-cho-be-hoc-piano/feed/ 0