Nên Chọn Nhạc Cho Bé Như Thế Nào?

Dù trẻ lẩm bẩm hát theo các bài hát đang nổi, hay muốn cha mẹ mở cho nghe một video nhạc thiếu nhi, đó đều là dấu hiệu chứng tỏ rằng con bạn yêu thích âm nhạc. Điều này thật tuyệt, vì âm nhạc mang lại cho trẻ em những lợi ích to lớn đã được chứng minh bằng khoa học. 

cho-con-nghe-nhac-gi-(2)

Âm nhạc mang lại cho trẻ em những lợi ích to lớn đã được chứng minh bằng khoa học.

Nhưng bạn có bao giờ băn khoăn rằng trẻ nhỏ thì nên nghe những loại nhạc nào không? Dưới đây là một vài chỉ dẫn hữu dụng trong việc tạo ra một thư viện âm nhạc phù hợp với con bạn.

Âm nhạc không chỉ là lắng nghe

Trước khi chọn bài hát, bạn cần luôn nhớ rằng: những hành động cụ thể luôn đem lại nhiều lợi ích hơn so với việc chỉ lắng nghe. Để nhận được những lợi ích hoàn chỉnh từ âm nhạc, trẻ em cần phải hát, vỗ tay, nhảy theo nhịp, chơi nhạc cụ. Ca hát và di chuyển cơ thể khiến não bộ nhận biết ý nghĩa của âm nhạc. “Đó là một quá trình nhận thức gọi là  Audiation” – Lili Levinowitz, đồng sáng lập của Music Together và là giáo sư về giáo dục âm nhạc của Đại học Rowan, New Jersey cho biết.

Audiation trong âm nhạc cũng giống như suy nghĩ trong khi nói. Chúng ta học hỏi bằng cách luyện tập, tạo ra âm thanh và huấn luyện các yếu tố cần thiết cho não. Não bộ chỉ có thể phát triển hiểu biết âm nhạc nếu chúng ta nói với nó qua giọng nói và hoạt động nhảy múa. Nếu chỉ lắng nghe thôi thì vẫn chưa đủ.

cho con nghe nhac gi (1)

Não bộ chỉ có thể phát triển hiểu biết âm nhạc nếu chúng ta nói với nó qua các hoạt động cụ thể.

Khi bạn bắt đầu xây dựng thư viện âm nhạc cho con mình, hãy tập trung vào sự tương tác mà bài hát đó sẽ tạo ra để giúp đào tạo tai nghe của các bé. Bạn có thể tự làm hoặc mua nhạc cụ để chơi cùng bé. Giúp con bạn tạo ra âm nhạc chứ không đơn giản chỉ là lắng nghe nó.

Thư viện nhạc tốt nhất cho bé sẽ bao gồm nhiều thể loại, cả những loại cha mẹ thích lẫn những loại âm nhạc mà bé thích. Để thử thách tiềm năng âm nhạc của con trẻ, bạn cũng hãy đa dạng các giai điệu và cao độ trong các bài hát. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ (về văn hóa, nhịp điệu, đặc trưng âm nhạc) từ những sắc điệu âm nhạc khác nhau.

Bắt đầu với những bài hát quen thuộc

Khi đã xác định phương pháp giúp bé tiếp cận với âm nhạc, hãy xem xét các bài hát quen thuộc với bạn và bắt đầu từ đó. Hãy cho bé tiếp xúc với những bài hát có giai điệu phổ biến (Kìa con bướm vàng, Cháu Yêu Bà, Mẹ Yêu Không Nào…) trước khi dần dần chuyển sang các bài hát dân gian và cổ điển.

“Đối với trẻ em ở lứa tuổi 2-9, hầu hết các bài hát đều quá phức tạp” – Elizabeth Lasko, trợ lí giám đốc của NAfME, cho biết – “Trẻ nhỏ có thể dễ dàng hát “I’ve Been Working on the Railroad” nhưng có thể gặp khó khăn với những bài hát phức tạp hơn như “Blue Skies” của Irving Berlin”.

Thêm vào playlist những bài nhạc cổ điển

Khi bạn mở rộng thư viện cho bé, hãy thêm vào các bài nhạc cổ điển, đặc biệt là những bài nhạc – phần nhạc kể một câu chuyện hay dạy bé về nhạc cụ. Bạn có thể thử “Carnival of the Animals” của Camille Saint-Saens hoặc “Peter and the Wolf” của Sergei Prokofiev, cả hai tác phẩm này đều sử dụng nhạc cụ để đại diện cho các loại động vật và tính cách khác nhau. Trẻ có thể đồng thời học về nhạc cụ trong khi cảm nhận câu chuyện. Tránh những bản hòa tấu dài, thay vào đó, cha mẹ hãy cho bé nghe những đoạn ngắn khoảng 4 đến 5 phút.

Cùng con trải nghiệm âm nhạc

Có thể con bạn không thích nhạc của Pink Floyd, dù bạn suốt ngày lẩm bẩm theo các giai điệu bài hát của cô ấy. Điều đó chẳng sao cả.  Vấn đề là bạn cần cho bé thời gian để trẻ nghe loại nhạc mà mình thích, sau đó mang nhạc của bạn vào danh sách chờ. Đưa bé đến một buổi hòa nhạc ngoài trời nếu có thể để bé có thể nhìn thấy âm nhạc trong thực tế. Càng nghe nhiều loại nhạc khác nhau sẽ càng giúp bé mở rộng thị hiếu và tôn trọng các nghệ sĩ, thể loại khác hơn.

 

 

Nội dung liên quan

 

Gửi phản hồi