Món Quà Tốt Nhất Mà Cha Mẹ Có Thể Tặng Cho Trẻ Là Gì?

Âm nhạc là bản năng của trẻ em từ khi biết chập chững bước đi. Nếu bạn có một đứa con đang ở lứa tuổi mầm non – mẫu giáo, bạn sẽ thường xuyên chứng kiến con mình hát cho thú nhồi bông nghe, ngân nga theo điệu nhạc, dậm chân thích thú với các bài hát vui nhộn – trong bất cứ hoàn cảnh nào, những khi mà bạn không ngờ tới nhất.

mon qua tot nhat ma cha me co the danh tang con minh (1)

Cách mà trẻ cảm nhận âm nhạc đôi khi có thể khiến các bậc phụ huynh bất ngờ.

Có âm nhạc là có nhịp điệu

Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 phản hồi tốt nhất với âm nhạc khi được trải nghiệm một cách chủ động. Nghe nhạc cũng rất tốt (ví dụ như cho bé nghe nhạc trước khi ngủ), nhưng hãy tìm cơ hội cho bé đến những buổi trình diễn, xem các màn diễu hàng, hoặc đơn giản chỉ là vỗ tay và di chuyển cơ thể theo điệu nhạc.

Hãy chi sẻ với bé những bài hát có nhịp điệu bằng hành động đi kèm như: “Tập thể dục buổi sáng”, “Happy Song”, “Một Con Vịt”… Bạn có thể dùng các bài hát thiếu nhi quen thuộc hoặc đơn giản tạo ra một bài hát ngớ ngẩn của riêng gia đình mình. Nhớ cố gắng sử dụng tên của bé trong lới bài hát hoặc trong giai điệu. Hoặc bạn chỉ cần mở một bài nhạc bất kì và nhảy cùng bé. Hãy chỉ dạy bé những cảm nhận âm nhạc đầu tiên bằng cách lắc lư nhanh lúc nhạc nhanh và di chuyển chậm lại lúc nhạc chậm. Có thể sử dụng “đạo cụ” như thú nhồi bông, búp bê hoặc khăn choàng để nhảy cùng.

Học hỏi từ âm nhạc

Rõ ràng, trẻ sẽ học từ thông qua ca từ nahnh hơn hẳn so với Flashcard hay sách giáo khoa. Hơn nữa, những bài hát cũng sẽ dạy trẻ những sự thật và kĩ năng mà không phải chương trình giáo dục nào cũng truyền tải đầy đủ. Ví dụ, hát “ABC Song” có thể giúp bé học chữ cái tiếng Anh, “Tập Đếm” sẽ giúp trẻ tập đếm và “Chú Ếch Con” sẽ giúp trẻ hình dung được một chú ếch trong đầu mình.

Có một vấn đề quan trọng bạn cần phải hiểu rõ đó là, ở thời điểm này, trẻ chưa thể đọc hay hiểu nhạc. Vì vậy, bé sẽ không thể hát theo cao độ chính xác hoặc nhận biết những nhịp điệu quá phức tạp. Nhưng thỉnh thoảng hãy để bé trải nghiệm những bài hát không có nhịp điệu đều đặn hoặc có cao độ khác biệt để phát triển khả năng của trẻ.

Trẻ em ở độ tuổi này cũng học hỏi được nhiều ở những bài hát có nhịp điệu đều đặn và phối hợp các chuyển động với nhau – những kĩ năng rất quan trọng trong việc học toán và tập đọc sau này. Hãy cổ vũ trẻ vỗ tay hoặc nhịp chân trong khi nghe hoặc hát theo những bài hát đơn giản.

Kết hợp với các nhạc cụ

Nếu bạn muốn khơi dậy hứng thú của trẻ với nhạc cụ, hãy làm thật đơn giản. Những trẻ nhỏ tuổi sẽ thích thú với những nhạc cụ trẻ có thể lắc bằng tay – như chuông, lắc hay trống cơm. Khi lớn hơn một chút và đã có tinh thần hợp tác, hãy thử những nhạc cụ có nhịp điệu như trống, thanh la. Trẻ em ở độ tuổi từ 3 tuổi trở lên, đã có thể sử dụng còi, ống sáo. Một số thương hiệu có làm riêng nhạc cụ cho độ tuổi này, nên hãy kiểm tra và tìm hiểu trước khi mua. Khi trẻ được khoảng 4 tuổi, đã đến lúc cho bé tiếp xúc với một nhạc cụ thực sự: Piano, Trống, Organ…

Sức mạnh xoa dịu

Một khi đã trở nên quen thuộc, trẻ có thể thoải mái và nhận được sự xoa dịu từ âm nhạc. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe thấy con mình hát trong phòng ngủ hoặc ngâm nga khi đang chơi cùng thú bông, đặc biệt là khi bạn có thói quen hát cho bé nghe.

Khi đã trở thành một phần thói quen hằng ngày, những bài hát này có thể giúp trẻ biết cần phải mong đợi, biểu lộ cảm xúc và cảm thấy an toàn hơn. Ví dụ, nếu bạn luôn hát ru cho bé trước giờ đi ngủ hoặc giờ ngủ trưa, bé có thể coi bài hát đó là một dấu hiệu của sự yên bình và cảm thấy thanh thản mỗi khi nghe nó.

mon qua tot nhat ma cha me co the danh tang con minh (2)

Âm nhạc còn có thể kích thích trẻ học hỏi, trở thành thói quen của bé và mang lại những lợi ích lâu dài.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng âm nhạc để thay đổi tâm trạng của trẻ – và của chính bạn. Trong khi âm nhạc nhẹ nhàng phù hợp với việc nghỉ ngơi thư giãn, bạn có thể sử dụng nhạc vui và sôi động hơn để “lên tâm trạng” cho bé trước một sự kiện hoặc khi muốn bé giúp mình làm gì đó (như dọn đồ chơi chẳng hạn)!

 Những ảnh hưởng của âm nhạc không chỉ dừng là giải trí. Âm nhạc còn có thể kích thích trẻ học hỏi, trở thành thói quen của bé và mang lại những lợi ích lâu dài. Đặc biệt, với trẻ nhỏ – lứa tuổi đang cảm nhận tinh tế nhất màu sắc, mùi vị, âm thanh và hình ảnh – âm nhạc đóng vai trò như một môi trường trải nghiệm giúp tăng các kết nối giữa tế bào não, khiến trẻ học tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.

 

Nội dung liên quan

 

Gửi phản hồi